Không thể phủ nhận được vai trò của đàm phán trong quá trình bán hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển vượt bậc, củng cố vị thế của mình trên thị trường khốc liệt hiện nay. Hiểu được điều đó, hãy cùng tham khảo một số nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh thông qua bài viết sau đây !
Làm gì cũng cần phải có nghệ thuật. Nghệ thuật ở đây có thể hiểu là kỹ năng, phương pháp chuẩn mực, đúng đắn và đôi khi linh hoạt trong quá trình nói chuyện, thuyết phục với khách hàng. Mục đích cuối cùng đó là để hiểu khách hàng, giúp họ tin tưởng và sẵn sàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ có sự tăng trưởng tốt nhất của doanh thu.
1. Lắng nghe khách hàng
Điều quan trọng bậc nhất trong một quá trình đàm phán đó là việc lắng nghe khách hàng. Nghe để thấu hiểu khách hàng đang muốn gì, kỳ vọng điều gì, có những yêu cầu nào cần phải giải quyết trong suốt quá trình nói chuyện với khách hàng ? Càng hiểu về khách hàng thì bạn càng dễ dàng đưa ra những sự lựa chọn phù hợp giúp khách hàng giải quyết những mong muốn của mình.
Tập thói quen lắng nghe, không ngắt lời khách hàng khi họ đang nói. Có thể bạn đã biết khách hàng muốn nói gì tuy nhiên bạn vẫn cần khơi gợi, lắng nghe đầy đủ những gì mà khách hàng sẽ nói. Đây cũng là một cách để khách hàng cảm thấy được quan tâm, coi trọng việc đưa ra ý kiến của mình. Đọc tình huống tốt để trả lời sau khi lắng nghe khách hàng chính là một bí quyết hoàn hảo trong quá trình đàm phán với khách hàng.
2. Hướng theo quan điểm của khách hàng
Ở đây muốn nói đến việc điều hướng những đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn theo hướng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đặt quan điểm của khách hàng để nói mọi chuyện chứ không phải theo góc nhìn của bạn. HIểu được tâm lý khách hàng, nói những điều mà họ muốn nghe, theo quan điểm của họ, khai thác từ họ chứ không phải nói về những mong muốn hoặc nhu cầu của bạn.
3. Không thỏa thuận quá sớm
Rất nhiều trường hợp, bạn sẵn sàng hạ thấp tiêu chuẩn, mang đến cái lợi ít hơn về mình chỉ để cuộc đàm khán trở nên thành công. Đây có thể coi là “mặc cả” trong đàm phán. Và điều này bạn không nên đồng ý quá sớm bởi sẽ gây cho khách hàng nhận thấy rằng mức giá hoặc những yêu cầu mà khách hàng đưa ra ban đầu quá cao.
Cùng với đó, nếu khách hàng đưa ra lời đề nghị phù hợp, đáng mơ ước ngay từ đầu, bạn cũng không nên đồng ý luôn. Cần có thời gian, vài câu trong cuộc nói chuyện để nhằm thúc đẩy, tạo ấn tượng cho khách hàng rằng đây là một mức giá, yêu cầu mà họ là người được hưởng lợi chứ không phải bạn. Thái độ của khách hàng trong cuộc đàm phán cũng sẽ có quyết tâm, sôi nổi hơn trong việc sở hữu những sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
4. Giữ phong thái chuyên nghiệp
Phong thái chuyên nghiệp cũng là một cách để tạo ra điểm nhấn đối với khách hàng. Chuyên nghiệp ở trang phục gọn gàng, cách nói chuyện nhẹ nhàng, tinh tế. Chính những điều này cũng sẽ góp phần giúp bạn trở nên tự tin, đĩnh đạc hơn trong mắt người đối diện. Thiện cảm tốt với người đàm phán đồng nghĩa với việc khả năng thành công trong các cuộc giao dịch sẽ trở nên cao hơn.
5. Giữ kết nối với khách hàng
Trong các cuộc đàm phán, hãy tạo ra những cuộc kết nối của riêng bạn. Điều này sẽ hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi khi họ cảm thấy thắc mắc hoặc hứng thú đối với doanh nghiệp bạn. Hỗ trợ, chăm sóc khách hàng ngay từ những ngày đầu tiên chính là một giải pháp không thể tuyệt vời hơn cho cuộc đàm phán thành công.
Để làm được điều này, rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm EZMAX CRM nhằm theo dõi, ghi lại lịch sử thông tin, cuộc hẹn với khách hàng một cách chi tiết và khoa học. Nhờ phần mềm này, doanh nghiệp có thể theo dõi khách hàng nhanh chóng, chính xác và cụ thể hơn. Hàng ngàn doanh nghiệp đã sử dụng để chăm sóc khách hàng hiệu quả, còn doanh nghiệp của bạn thì sao ?
Mong rằng bài viết có ích với các bạn. Chúc doanh nghiệp của bạn luôn thành công!